Cách xin cấp lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID
1. Cách xin cấp lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID
Khi người dân làm mất thẻ BHYT hoặc thẻ BHYT bị hư hỏng thì có thể xin cấp lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID. Cách xin cấp lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào VssID bằng mã số BHXH và mật khẩu.
Bước 2: Chọn “Dịch vụ công”
Bước 3: Chọn “Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất”
Bước 4: Chọn địa chỉ nhận kết quả:
+ Nếu chọn trả kết quả tại “ BP tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” thì người tham gia bảo hiểm phải tự đến cơ quan BHXH đăng ký để nhận kết quả.
+ Nếu chọn nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì cần điền thêm địa chỉ nhận kết quả như hệ thống yêu cầu.
Bước 5: Bấm “Gửi”
Bước 6: Mã OTP sẽ được gửi về email mà cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH. Người dân nhập mã OTP đó và bấm “Xác nhận”.
Đến đây là người dân đã hoàn thành các bước xin cấp lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID.
2. Cách xin cấp lại thẻ BHYT trực tiếp
2.1. Hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT
Hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành (Mẫu TK1-TS);
– Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
2.2. Các bước xin cấp lại thẻ BHYT trực tiếp
Bước 1: Người tham gia BHYT cần cấp lại thẻ BHYT đến cơ quan BHXH tỉnh, huyện và thực hiện:
+ Ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành) (Mẫu TK1-TS); nộp bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện;
+ Chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Bước 2: Cơ quan BHXH
Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện:
+ Kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT;
+ Ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP và ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp lại thẻ BHYT. Tổ chức BHYT phải cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.
Căn cứ pháp lý: Quyết định 62/QĐ-BYT ngày 12/01/2023.
3. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:
(1) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
(2) Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
– Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
– Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
– Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
– Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
(3) Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
– Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
– Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
– Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
– Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
– Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
– Trẻ em dưới 6 tuổi;
– Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
– Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
– Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
– Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
– Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
– Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
– Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
(4) Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
– Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
– Học sinh, sinh viên.
(5) Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ 4 nhóm đối tượng trên.
(Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi 2014)
- Ngh? ngang không báo tr??c: NL? c?n bi?t nh?ng ?i?u…
- Ph??ng th?c tham gia b?o hi?m xã h?i t? nguy?n…
- Ngh? ngang có l?y ???c s? BHXH không?
- Quy ??nh H??ng BHXH 1 L?n M?i Nh?t 2023: NL?…
- L?ch chi tr? l??ng h?u và tr? c?p BHXH tháng…
- Các Tr??ng H?p H??ng Tr? C?p Tu?t H?ng Tháng
- S? ngày h??ng ch? ?? ?m ?au t?i ?a trong…
- Th?i ?i?m H??ng L??ng H?u C?a Ng??i Lao ??ng
Bình luận bị đóng.